1. Đầu tiên là cây Tùng
- Tùng là loại cây thân gỗ lâu năm, có thể sinh trưởng ở nhiều điều kiện khí hậu từ vùng đất đồng bằng phì nhiêu ấm ấp đến những vùng đất khô cằn lạnh giá. Chính vì tùng không kén đất nên quanh năm bốn mùa xanh tốt nên tượng trưng cho đạo làm đẹp cho đời của người quân tử.
- Tùng có bộ rễ khỏe mạnh và khả năng bám giữ tốt nên dù có mọc trên đồi cao, treo leo trên vách núi hay gánh một tảng tuyết mùa đông trên tán lá thì nó vẫn đứng thẳng hiên ngang. Đây là cách thể hiện tính khí anh hùng của bậc trượng phu không khuất phục trước cường quyền chà đạp mà vẫn hiên ngang vì ý trí và lý tưởng của mình, thể hiện tinh thần của một Đại trượng phu hiên ngang, ngạo nghễ.
- Ngoài ra, theo phong thủy Tùng có một năng lực rất mạnh là xua đuổi tà khí và mang lại bình yên cho con người. Tùng cũng có tuổi thọ rất cao nhiều cây có tuổi lên tới vài trăm năm, do đó Tùng được dùng trong phong thủy đại diện cho sức khỏe dẻo dai và trường sinh bất lão
Hình ảnh cây Tùng trong tranh thêu chữ thập Bộ tứ quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai
2. Nói về Cúc
- Hoa Cúc còn được gọi với một cái tên khác là Hoa Vạn Thọ, sinh trưởng và nở hoa mạnh trong tiết trời mát lạnh cho sắc hoa rực rỡ nhất. Cúc Vạn Thọ có ý nghĩa là trường thọ vì vậy nó được sử dụng rất nhiều trong tiệc mừng thọ và dịp đầu năm mới.
- Cúc cũng có chí khí quân tử của nó. Ai chơi hoa cúc đều biết Hoa cúc tàn nhưng không rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thôi. Nó gợi cho ta nhớ đến câu nói "Thà chết đứng còn hơn sống quỳ"
- Trong phong thủy nguồn năng lượng của hoa Cúc đem đến cho gia đình không khí hài hòa và cuộc sống bình yên. Đặc biệt bức tranh hoa Cúc trong bộ tranh tứ quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai hoa Cúc mang ý nghĩa trường thọ và phúc lộc dồi dào.
Hình ảnh cây hoa Cúc trong tranh thêu chữ thập Bộ tứ quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai
3. Nói đến Trúc
- Trúc ở đây được dùng để chỉ chung các loại có thân tre có gai nói chung. Có thể nói đây là loài cây có sức sống vô cùng mãnh liệt có khả năng chịu khô hạn cao mà vẫn xanh tốt, đặc biệt trong mùa hè khi nhiệt độ lên cao và không có mưa. Thân trúc dài, thẳng cao nhưng không cong rạp xuống đất. Điểm đặc biệt của các cây giống cây tre, trúc là cho dù bị đốt cháy nhưng không bị cong mà vẫn giữ được nguyên khối.
Điều này nói lên tính ngay thẳng không dễ bị khuất phục của người quân tử. Có câu nói: "Chính nhân quân tử, ngay thẳng chính trực"
- Từ bốn thuộc tính:"bản, tính, tâm, tiết" có thể dễ dàng thấy rằng phẩm chất của cây Trúc và người quân tử là tương đồng.
- Trong phong thủy, cây trúc mang đến tài lộc và sự trường thọ. Ngoài ra nó còn là biểu tượng của ý trí kiên cường vượt qua mọi hoàn cảnh và sóng gió trong cuộc đời.
.
Hình ảnh cây Trúc trong tranh thêu truyền thống Bộ tứ quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai
4. Nói về Mai.
Ý nghĩa của hoa Mai trong bộ tranh tứ quý chính là sự sống mãnh liệt, một tâm hồn tinh khiết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Nụ hoa nẩy lộc mỗi độ xuân về còn mang ý nghĩa tấn tài tấn lộc và giàu sang sung túc.
Hình ảnh cây Mai trong tranh thêu chữ thập Bộ tứ quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai
Ý nghĩa tranh tứ quý bốn mùa
- Tùng – Cúc – Trúc – Mai là 4 loại cây quý, “tứ quân tử” tạo nên bộ tranh tứ quý đẹp.
- Trong phong thuỷ, ý nghĩa của tranh tứ quý đã vượt qua yếu tố cây cỏ, khí hậu mà hướng đến mong muốn của mọi người bất kể sang hèn đó là mong ước may mắn và tài lộc.
- Qua đó có thể thấy rằng, người ta treo tranh tứ quý trong nhà không chỉ để trang trí mà còn để cầu mong may mắn, bình an và tài lộc.
- Bộ tranh tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai đã vượt qua ý nghĩa loài cây đại diện cho xuân hạ thu đông để gắn liền với đời sống tinh thần và tâm linh của dân gian.
- Những người lãnh đạo, có chức quyền thường treo bộ tranh Tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai trong phòng làm việc tượng trưng cho khí độ “Quân tử”, sự ngay thẳng và chính trực.
- Đồng thời, treo bộ tranh Tứ quý trong phòng làm việc cũng góp phần tạo nên bầu không khí thư thái, thoải mái giúp gia chủ tìm được sự yên ả trong tâm hồn và đời sống tâm linh.
Hình ảnh tranh thêu chữ thập bộ tứ quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai
- Thứ tự treo tranh tứ quý là: Mai-Cúc-Trúc-Tùng đại diện lần lượt cho 4 mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông
- Hoặc treo 2 bên thì chia ra 2 cặp: Mai - Cúc và Trúc - Tùng
- Treo tranh thêu chữ thập bộ tứ quý ở phòng khách, phòng làm việc hoặc phòng thờ giúp mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ
- Tranh thêu chữ thập tứ quý Tùng - Cúc - Trúc - Mai thuộc hành Mộc nên hướng tốt nhất để treo tranh là hướng thuộc hành Mộc (hướng Đông và Đông Nam). Hướng Đông - cung Gia Đạo gia tăng sức khỏe cho các thành viên trong gia đình gia tăng tình cảm gắn bó yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Hướng Đông Nam - cung Tài Lộc gia tăng tiền bạc, của cải, gia sản cho gia chủ, công việc thuận lợi, may mắn.
- Hoặc treo tranh ở hướng chính Bắc (thuộc hành Thủy - Cung Quan Lộc) giúp củng cố địa vị, thăng quan tiến chức, công thành danh toại, công việc làm ăn kinh doanh thì thuận lợi, tài vô lộc đến.
- Ngoài ra, có thể treo tranh ở hướng Tây Nam (thuộc hành Hỏa - cung Danh tiếng và địa vị) giúp gia tăng địa vị, quyền lực, có danh tiếng, có tài lộc.
- Những người có năm sinh thuộc mệnh Mộc: 1988 (Mậu Thìn), 1989 (Kỷ Tị), 2002 (Nhâm Ngọ), 2003 (Qúy Mùi),...
- Những người có năm sinh thuộc mệnh Thủy: 1950 (Canh Dần), 1951(Tân Mão), 1952 (Nhâm Thìn), 1953 (Qúy Tỵ), 1958 (Mậu Tuất), 1959 (Kỷ Hợi), 1966 (Bính Ngọ), 1967 (Đinh Mùi), 1972 (Nhâm Tý), 1973 (Qúy Sửu), 1974 (Giáp Dần), 1975 (Ất Mão), 1980 (Canh Thân), 1981 (Tân Dậu), 1982 (Nhâm Tuất), 1983 (Qúy Hợi), 1996 (Bính Tý), 1997 (Đinh Sửu)...
- Những người có năm sinh thuộc mệnh Hỏa: 1948 (Mậu Tý), 1949 (Kỷ Sửu), 1956 (Bính Thân), 1957 (Đinh Dậu), 1964 (Giáp Thìn), 1965 (Ất Tỵ), 1978 (Mậu Ngọ), 1979 (Kỷ Mùi), 1986 (Bính Dần), 1987 (Đinh Mão).
Một số mẫu tranh tứ quý đẹp
- Tranh thêu chữ thập tứ quý
- Tranh gắn đá tứ quý
- Ý nghĩa phong thủy tranh thêu chữ thập hoa Sen
- Ý nghĩa số ngựa trong tranh thêu chữ thập Mã đáo thành công